HOTLINE: 0913.215.264

Diễn biến ngày đầu xét xử vụ án xảy ra tại PVTEX

Cập nhật: 29/08/2018
Lượt xem: 1267

Ngày 28-7, TAND TP Hà Nội mở phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử vụ án kinh tế xảy ra tại Công ty cổ phần hóa dầu và xơ sợi dầu khí (PVTEX). Thẩm phán Trần Nam Hà được phân công làm Chủ tọa phiên tòa.

 
4 bị cáo: Trần Trung Chí Hiếu (55 tuổi, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị PVTEX), Đỗ Văn Hồng (SN 1967, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và xây lắp Dầu khí Kinh Bắc-PVC.KBC), Đào Ngọ Hoàng (40 tuổi, cựu Trưởng phòng thương mại hợp đồng PVTEX), Vũ Phương Nam (39 tuổi, cựu Kế toán trưởng PVTEX) bị truy tố về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (quy định tại khoản 3, Điều 165-BLHS năm 1999). Riêng bị cáo Trần Trung Chí Hiếu còn bị truy tố thêm tội nhận hối lộ (quy định tại điểm a, khoản 4, Điều 254-BLHS năm 2015).
 
http://luatsunguyenhuythiep.com
Bị cáo Đỗ Văn Hồng

Trong vụ án này, PVTEX được xác định là nguyên đơn dân sự. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Trong phần thủ tục, một số nhân chứng, người có quyền và nghĩa vụ liên quan dù đã được Toà án triệu tập nhưng vắng mặt. Sau khi hội ý, Chủ toạ phiên toà cho biết, do phiên toà kéo dài nhiều ngày nên Hội đồng xét xử vẫn quyết định xét xử và sẽ triệu tập bổ sung các thành phần liên quan nếu thấy cần thiết. Trước khi chuyển sang phần thẩm vấn, đại diện Viện KSND TP Hà Nội thực hành quyền công tố và giám sát hoạt động xét xử tại phiên toà công bố bản cáo trạng truy tố các bị cáo.
 
Trả lời thẩm vấn tại tòa, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc PVC.KBC Đỗ Văn Hồng trình bày, trong quá trình triển khai thực hiện Dự án nhà ở cho cán bộ công nhân viên PVTEX, Hiếu và cựu Tổng Giám đốc PVTEX Vũ Đình Duy (đang bỏ trốn) thường xuyên gặp gỡ để trao đổi những vấn đề liên quan đến dự án, sau đó quyết định lựa chọn, ký hợp đồng với nhà thầu không đủ năng lực, kinh nghiệm và tự ý thay đổi thiết kế và tổ chức thi công xây lắp trái với hồ sơ khi lập, phê duyệt, thiết kế cơ sở dự án và phê duyệt của UBND TP Hải Phòng.
 
Theo lời khai của bị cáo Hồng, khi Nhà máy sơ xợi Đình Vũ cần đối tác sản xuất ống cuốn sợi để bán cho PVTEX và PVTEX sẽ bao tiêu toàn bộ sản phẩm làm ra. Vì vậy, Duy trao đổi với bị cáo về việc muốn thành lập công ty để làm đối tác với PVTEX.
 
“Khi bị cáo đặt vấn đề muốn thành lập công ty để làm đối tác với PVTEX, Vũ Đình Duy đồng ý với điều kiện, bị cáo phải chi tiền nộp cho Duy và cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị PVTEX Trần Trung Chí Hiếu mỗi người 10% cổ phần, tương ứng 3 tỷ đồng một người. Nếu bị cáo không nộp 10% vốn góp cho Duy và bị cáo Hiếu, thì bị cáo sẽ không được thành lập PVTEX Kinh Bắc”, bị cáo Hồng khai.
 
Vẫn theo lời khai của bị cáo Hồng, sau khi nộp tiền cổ phần cho Duy và Hiếu, hai người này để người nhà đại diện đứng tên cổ phần trong công ty. Sau đó, Duy ép bị cáo bị cáo Hồng phải giảm tỷ lệ vốn của PVTEX Kinh Bắc xuống và PVTEX sẽ mua lại cổ phần của hai người nhà mà Duy và Hiếu nhờ đứng tên. “Sau khi hai người nhà của Duy và Hiếu bán cổ phần cho PVTEX, hai người đó rút tiền ra sử dụng như thế nào thì bị cáo không biết”, bị cáo Hồng khai.
 
Trong suốt quá trình thương thảo để thành lập PVTEX Kinh Bắc, bị cáo Hồng không bàn bạc gì với Trần Trung Chí Hiếu. Lý do Hồng phải bỏ tiền túi ra để góp vốn cho Duy và Hiếu là do Duy yêu cầu.
 
“Bị cáo biết rõ, nếu bỏ tiền ra góp vốn cho ông Hiếu thì mọi thứ sẽ được thuận lợi nên bị cáo đã làm theo đúng thỏa thuận với Duy. Và thực tế thì PVTEX Kinh Bắc đã được tạo điều kiện rất nhiều”, bị cáo Hồng khai.
 
Quá trình điều tra xác định, ngày 12-8-2009, Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) và PVC-KBC ký hợp đồng thi công một số hạng mục thuộc Dự án nhà máy Polyester Đình Vũ. Đỗ Văn Hồng đề xuất và được cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị PVC Trịnh Xuân Thanh tạo điều kiện cho tạm ứng 25 tỷ đồng trái với quy định và quy chế quản lý hợp đồng của PVC.
 
http://luatsunguyenhuythiep.com

Sau khi nhận tiền tạm ứng, Hồng không sử dụng để thực hiện các công việc theo hợp đồng mà dùng 23,8 tỷ để mua 3.400m2 đất tại huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc, đứng tên chủ sở hữu là PVC-KBC. Thời gian sau, Trịnh Xuân Thanh tiếp tục chỉ đạo Hồng làm thủ tục để PVC-KBC chuyển nhượng lại mảnh đất này cho Công ty Mai Phương của gia đình Trịnh Xuân Thanh với giá 23,8 tỷ đồng, nhưng chỉ trả cho PVC-KBC 20,8 tỷ đồng.
 
Còn lại số tiền 3 tỷ đồng đến nay chưa thanh toán. Để hợp thức việc tạm ứng sai quy định, Trịnh Xuân Thanh chỉ đạo làm thủ tục chuyển 21 tỷ tiền tạm ứng từ PVC cho PVC-KBC thành tiền PVC góp vốn vào PVC-KBC.
 
Trả lời thẩm vấn tại tòa, bị cáo Hồng cho biết, bị cáo biết Trịnh Xuân Thanh do nhờ một số người quen giới thiệu.
 
“Bị cáo biết việc sử dụng hàng chục tỷ đồng tạm ứng của mình là sai quy định. Tuy nhiên bị cáo chủ động khắc phục hậu quả và thành khẩn khai báo ngay khi vụ án xảy ra”, bị cáo Hồng khai.
 
Sau khi vụ án xảy ra, Vũ Đình Duy đã bỏ trốn và bị cơ quan điều tra đang ra lệnh truy nã, khi nào bắt được sẽ xử lý sau. Theo kế hoạch, phiên tòa xét xử vụ án này diễn ra trong 4 ngày.  
 
Theo Công an nhân dân, ngày 28/8/2018
ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NGUYỄN HUY THIỆP VÀ CỘNG SỰ
  Add: 11/B7 Khu Đầm Trấu, Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội
 Hotline: 0913.215.264
  Phone0243.984.3261 / 0243.984.3262 - Fax: 0243.984.3263
  Email: vietnam@luatsunguyenhuythiep.com 
  Website: http://luatsunguyenhuythiep.com
CÁC GIẢI THƯỞNG
LIÊN KẾT VỚI CHÚNG TÔI
ĐĂNG KÝ HỖ TRỢ PHÁP LÝ
ĐĂNG KÝ HỦY BỎ
Copyright 2015 luatsunguyenhuythiep.com. ALL RIGHTS RESERVED. Thiết kế websiteSEO - Tất Thành